Khi sử dụng máy đầm cóc trong xây dựng, bạn phải chú ý giữ an toàn cho cả bản thân và những người xung quanh. Tham khảo ngay những lưu ý khi sử dụng máy đầm cóc sau đây để bảo vệ cho chính bạn và mọi người.
1. Máy đầm cóc
Máy đầm cóc là một thiết bị quan trọng trong ngành xây dựng và công nghiệp giúp thi công nền móng, được sử dụng chủ yếu để đầm và nén các bề mặt khô như đất, sỏi, cát để tạo nền móng vững chắc hoặc chuẩn bị cho việc xây dựng các công trình khác.
Dựa theo hãng sản xuất, nhiên liệu sử dụng,... người ta chia máy đầm cóc ra thành các loại khác nhau như áy đầm cóc Mikasa, máy đầm cóc Conmec, máy đầm cóc chạy bằng xăng, máy đầm cóc chạy bằng điện,...
2. Những
lưu ý khi sử dụng máy đầm cóc
2.1. Trước khi sử dụng:
Kiểm tra máy:
Một lưu ý khi sử dụng máy đầm cóc đầu tiên bạn cần phải biết là đảm bảo các bộ phận được kết nối chắc chắn, không lỏng lẻo. Kiểm tra lượng nhiên liệu/nhớt (đối với máy xăng) hoặc nguồn điện (đối với máy điện). Đảm bảo hệ thống giật nổ hoạt động tốt (đối với máy xăng) và kiểm tra dây điện (đối với máy điện) cách điện tốt, không bị nứt vỡ.
Trang phục bảo hộ:
Bắt buộc phải mặc quần áo bảo hộ, đeo kính bảo hộ, găng tay, mũ bảo hộ và nút tai và sử dụng giày bảo hộ có đế chống trơn trượt để đảm bảo an toàn.
Khu vực thi công:
Cần đảm bảo khu vực thi công bằng phẳng, rộng rãi và thông thoáng, loại bỏ chướng ngại vật có thể gây nguy hiểm.
2.2. Khi sử dụng:
Bước 1: Làm theo hướng dẫn khởi động của nhà sản xuất. Cách khởi động thông thường của hầu hết các loại máy là kéo dây khởi động để giật nổ để chạy.
Lưu ý không khởi động máy trong khu vực kín hoặc có nguy cơ cháy nổ.
Những lưu ý khi sử dụng máy đầm cóc
Bước 2: Sau khi động cơ chạy thì tăng ga từ từ để dễ dàng điều khiển máy đầm cóc (không được tăng đột ngột).
Bước 3: Khi bắt đầu đầm, người điều khiển cần giữ chặt tay để máy nhảy lung tung mất kiểm soát.
- Bắt đầu từ đầu mặt cần đầm, di chuyển máy đầm cóc dọc theo chiều dọc hoặc chiều ngang của bề mặt, bắt đầu đầm từ mép ngoài khu vực thi công, di chuyển dần vào phía trong, mỗi lần di chuyển đầm khoảng 10-15cm.
- Đẩy máy đầm cóc đi chậm và đều để lực đầm nén lan tỏa đều khắp khu vực cần nén.
- Đảm bảo rằng các lần đầm nén đều chồng lên nhau một ít để đạt được hiệu quả tối đa.
- Quan sát bề mặt bê tông, nếu xuất hiện nước xi măng thì ngừng đầm.
Lưu ý khi sử dụng máy đầm cóc là khi đầm cần trải đều ra khắp mặt sàn, không nên tập trung đầm chỉ 1 chỗ vì sẽ khiến mặt sàn không đều, rất dễ bị nghiêng.
2.3. Sau khi sử dụng:
Tắt máy:
- Làm theo hướng dẫn tắt máy của nhà sản xuất.
Vệ sinh máy:
- Lau chùi sạch sẽ bụi bẩn bám trên máy.
- Kiểm tra lại các bộ phận của máy.
Bảo quản máy:
- Bảo quản máy ở nơi khô ráo, thoáng mát.
- Tránh để máy tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Che phủ máy bằng bạt hoặc vải khi không sử dụng.
>>> Xem thêm:
Tổng hợp ưu nhược điểm của máy đầm cóc chạy điện
Ngoài ra, một số lưu ý khi sử dụng máy đầm cóc khác mà cần nắm rõ bao gồm tuân thủ các quy định an toàn lao động trong xây dựng và tham khảo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để biết thêm thông tin chi tiết.
Trên đây là những lưu ý khi sử dụng máy đầm cóc bạn nên nắm rõ để đảm bảo an toàn trong quá trình thi công. Liên hệ với Tổng kho điện máy ATL Việt Nam để được tư vấn về sản phẩm!