Để đảm bảo cho hoạt động hàng ngày của hộ gia đình diễn ra suôn sẻ khi bị mất điện. Nên hiện nay nhiều hộ gia đình rất quan tâm đến việc dự trữ điện. Để có thể sử dụng và bảo quản tốt máy này thì bài viết dưới đây sẽ đi phân tích cấu tạo của máy phát điện gia đình.
Trước hết là giải thích máy phát điện gia đình chạy dầu là gì
Máy phát điện chạy dầu là gì
Máy phát điện chạy dầu (còn gọi là máy phát điện đầu nổ) là một thiết bị sản xuất ra điện tại chỗ. Máy sử dụng dầu Diesel để biển đổi cơ năng thành điện năng hoặc ngược lại. Hoạt động này dựa trên nguyên lý cảm ứng điện tử.
Máy phát điện ra đời có chức năng biến đổi cơ năng thành điện năng hoặc có thể ngược lại. Máy phát điện còn có khả năng biến đổi điện áp, góc pha, dòng điện, tần số…
Nguyên lý hoạt động: khi động cơ hoạt động sẽ đốt cháy dầu diesel để tạo ra chuyển động quay. Thông qua mặt bích, đầu phát và động cơ liên kết với nhau. Dựa trên tính chất của cảm ứng điện tử, mô men sẽ được chuyển hóa thành điện năng.
Cấu tạo của máy phát điện gia đình chạy dầu
Máy phát điện gia đình chạy dầu có cấu tạo như các dòng máy phát điện chạy dầu khác. Bao gồm:
Động cơ
Công suất của máy tỉ lệ thuận với kích thước của động cơ. Động cơ có thể là 2 hoặc 4 thì động cơ chạy lần lượt là 1500 vòng và 3000 vòng. Hầu hết máy phát điện chạy dầu hiện này đều dùng động cơ diesel 4. Tùy theo mỗi máy, động cơ có thể sử dụng khoảng 3 đến 20 xi lanh với dung tích có thể đạt 100 lít.
Đầu phát
Đây là bộ phận quyết định chất lượng đầu ra của điện. Mỗi máy sẽ được trang bị đầu phát 1 pha - 220V và 3 pha - 380V. Đầu phát bao gồm bộ phận có thể di chuyển được (Rato) và các bộ phận tĩnh (Stata).
Hầu hết các hãng hiện nay sử dụng đầu phát tự động kích từ, tự điều chỉnh điện áp. Mang đến độ ổn định ± 1%, đảm bảo máy vận hành an toàn.
Hệ thống nhiên liệu
Có vai trò cung cấp dầu diesel để máy hoạt động trong một khoảng thời gian dài. Bình nhiên liệu có kích thước lớn. Với những máy có công suất từ 750kVA trở xuống thường được lắp bồn dầu. Còn những máy công suất lớn hơn sẽ sử dụng bồn dầu ngoài. Máy có thể hoạt động tới 24 giờ. Hệ thống nhiên liệu phụ trách hướng dẫn nhiên liệu ra vào động cơ. Đồng thời ngăn chặn sự gia tăng áp lực và ngăn ngừa tia lửa có thể dẫn đến cháy nổ.
Hệ thống làm mát và Hệ thống xả
Gồm hệ thống làm mát và thông gió. Có chức năng làm mát các thành phần trong máy. Bộ phận này giúp giảm bớt lượng nhiệt sinh ra trong quá trình vận hành. Hệ thống xả bên cạnh việc xử lý khí thải, thì cũng góp phần làm mát cho máy. Hydrogen trong nước sạch hoặc nước chưa sử lý đều góp phần loại bỏ nhiệt, làm mát máy. Từ đó bảo vệ động cơ tối đa, gia tăng độ bền của máy.
Hệ thống bôi trơn
Các bộ phận chuyển động cần được bôi trôi để giúp động cơ hoạt động bền và êm trong thời gian dài. Dầu bôi trơn cần được thay sau mỗi 500 giờ máy phát điện hoạt động.
Bộ nạp ắc quy
Phụ trách giữ cho pin luôn đầy với điện áp thả nổi chính xác. Bởi vì khi điện áp thả nổi thấp, có nghiax là pin nạp thiếu, điện áp cao. Từ đó ảnh hưởng hưởng tới tuổi thọ của pin.
Kết cấu khung chính
Máy phát điện có phần khung đế to cứng để chịu được toàn bộ tải trọng của máy, giúp máy chạy êm và ít rung lắc hơn. Ngoài ra, khung đế cũng được chú trọng thiết kế để dễ dàng vận chuyển hơn.
Trên đây là những kiến thức về cấu tạo của máy phát điện gia đình chạy dầu. Hy vọng những thông tin này có thể giúp các bạn mở rộng hiểu biết là chọn những máy phù hợp với gia đình mình hơn
Cảm ơn các bạn đã đọc bài!